Online : | 7 | |
Tổng lượt : | 3291427 | |
PCCC tại cơ sở sản xuất |
||||
Nguy cơ cháy vô cùng nguy hiểm ở các khu công nghiệp - khu chế xuất
|
Nguy cơ cháy lớn, cháy lan ở các khu công nghiệp, khu chế xuất như ở Công ty Pou Yuen sẽ khó tránh khỏi nếu các vi phạm về phòng cháy chữa cháy cứ tồn tại. |
Hỏa hoạn rình rập
Các KCN - KCX và cơ sở sản xuất ở TPHCM chứa rất nhiều mặt hàng, trong đó đa số là nguyên phụ liệu, hàng hóa thuộc loại dễ cháy. Cách đây không lâu, Công ty TNHH Scansia Pacific (KCN Tân Tạo) đã bị thiêu trụi toàn bộ nhà xưởng và kho hàng với tổng diện tích hơn 10.800m2 cùng toàn bộ máy móc, nguyên vật liệu và thành phẩm, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Hồng Hà - Cửu Long cũng bị cháy 3.000m2 với thiệt hại hơn 20 tỷ đồng. Tại Công ty Pou Yuen, sau vụ cháy ngày 15-5, Sở Cảnh sát PCCC đã tổng kiểm tra tại công ty này và phát hiện tới 62 lỗi vi phạm PCCC.
Đáng nói hơn, trong số này có nhiều lỗi vi phạm mà trước đó công ty đã bị xử lý. Theo Sở Cảnh sát PCCC TPHCM, vụ cháy xảy ra vào sáng 21-8 tại Công ty Pou Yuen là hậu quả từ nhiều vi phạm trong công tác PCCC. “Không chỉ riêng Công ty Pou Yuen, kiểm tra tại các KCN Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh), Tân Tạo (quận Bình Tân), mới đây cũng phát hiện hàng loạt lỗi vi phạm an toàn PCCC” - Thượng tá Huỳnh Văn Quyến, Phó phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân, cho biết.
Theo cảnh sát PCCC, các vụ cháy ở KCN-KCX và các cơ sở sản xuất thường gây thiệt hại đặc biệt lớn về tài sản. Gần 50% số vụ cháy lớn ở các cơ sở xảy ra ngoài giờ làm việc, vào ban đêm - là thời điểm cơ sở ngừng hoạt động sản xuất, chỉ có lực lượng bảo vệ trực nên việc phát hiện cháy không kịp thời và thông tin báo cháy chậm. Hơn 80% số vụ cháy lớn vừa qua có thời gian cháy tự do trên 10 phút. Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến nơi, đám cháy đã bùng phát lớn nên hiệu quả cứu chữa bị hạn chế. Có vụ, lực lượng tại chỗ phát hiện cháy sớm song việc tự tổ chức cứu chữa không hiệu quả, đến khi thấy không thể dập tắt được lửa mới báo cho cảnh sát PCCC.
Nâng cao trách nhiệm lực lượng PCCC tại chỗ
Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng sai công năng so với thiết kế nhà xưởng ban đầu, hoặc tự ý cải tạo, xây dựng cơi nới thêm mà không thẩm duyệt PCCC. Các thiết bị, máy móc tiêu thụ điện gia tăng, song hệ thống điện không được nâng cấp nên thường quá tải, chạm chập - nguyên nhân của 50% tổng số vụ cháy. Cháy ở các cơ sở sản xuất kinh doanh đã trở thành chuyện không hiếm hoi còn bởi nhiều cơ sở lắp đặt dây chuyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu; quá trình hoạt động luôn dễ phát sinh nhiều yếu tố gây cháy.
Bên cạnh đó, việc để hàng hóa tùy tiện, chứa hàng cả ở nơi sản xuất nên vốn đã dễ cháy, càng có điều kiện cháy lan, cháy lớn. Dù sản xuất còn khó khăn nhưng không vì thế mà cơ sở sản xuất tiết giảm chi phí sản xuất bằng cách tiết giảm luôn cả sự an toàn. Vấn đề thiết kế nhà xưởng cũng cho thấy sự mất an toàn về PCCC. Thống kê cho thấy, hơn 80% số nhà xưởng có diện tích lên đến hàng ngàn mét vuông ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM từng xảy ra cháy lớn, được làm bằng khung thép, mái tôn. Kết cấu xây dựng này không còn phù hợp với yêu cầu PCCC khi chỉ sau 10 - 15 phút nung trong lửa thì đã các cột đã mất khả năng chịu lực, nhanh chóng biến dạng và sụp đổ, còn mái tôn trùm lên. Lực lượng cảnh sát chữa cháy rất khó triển khai lực lượng, phương tiện để chữa cháy, thậm chí, nhiều trường hợp không thể chữa cháy được.
5 năm trước, Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã đề xuất, kiến nghị doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy nổ không bồi thường thiệt hại cho những cơ sở để xảy ra cháy do người đứng đầu cơ sở thiếu trách nhiệm trong PCCC. Đề xuất này được nhiều tỉnh, thành phố đồng tình. Nhưng thực tế, việc mua bán, chi trả bảo hiểm không được chú ý và thường bị bỏ qua. Việc chủ cơ sở thiếu sự quan tâm đến công tác PCCC có nguyên nhân từ sự buông lỏng của các cơ quan chức năng trong quản lý địa bàn, khi chưa kịp thời nắm chắc được thiếu sót, mất an toàn của cơ sở. Nhiều cơ sở sản xuất cơi nới, chắp vá, chuyển công năng sử dụng công trình mà cán bộ quản lý địa bàn chỉ biết được sau khi cơ sở đó xảy ra cháy!
Trong chức trách của mình, cán bộ cảnh sát PCCC chưa chủ động đến giúp những cơ sở tăng cường về phòng chống cháy nổ, huấn luyện lực lượng PCCC tại chỗ, mà nhiều khi chờ cơ sở mời xuống để kiểm tra, hướng dẫn. Việc để xảy ra cháy nổ còn nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó không loại trừ khả năng có những đối tượng cố ý tự đốt cơ sở, đốt hệ thống máy móc lạc hậu, nhà xưởng cũ kỹ, hàng hóa hư hỏng để trục lợi bảo hiểm… ª
Nói về các giải pháp để ngăn ngừa hiểm họa tại các KCN-KCX và cơ sở sản xuất kinh doanh, Đại tá Trần Thanh Châu, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TPHCM, cho rằng, điều quan trọng là tập trung nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, đặc biệt là của người đứng đầu đơn vị trong công tác PCCC. Hiện tại, Sở Cảnh sát PCCC đang phân loại các cơ sở để có những giải pháp phù hợp với từng loại cơ sở. Ngoài việc hoàn thiện các phương án PCCC với các cơ sở và tập huấn cho lực lượng tại chỗ, sở sẽ tăng cường kiểm tra an toàn PCCC tại các đơn vị này. Nếu cơ sở nào có nhiều vi phạm, Sở Cảnh sát PCCC sẽ tạm đình chỉ sản xuất, buộc khắc phục nhằm đảm bảo an toàn. Trường hợp cố tình không khắc phục vi phạm, để xảy ra cháy nổ, ngành công an sẽ điều tra, xử lý hình sự.PCCC, công ty lắp đặt pccc
công ty thi công pccc, công ty phòng cháy chữa cháy, cong ty pccc, nghiệm thu pccc, thẩm duyệt pccc, công ty thiết kế pccc, cong ty thiet ke pccc
Website: http://codien-pccc.com
http://www.congtypccc.com
|