![]() |
Online : | 13 |
Tổng lượt : | 3434430 | |
Lấy lòng sếp: Không khó |
||
Sếp là người quyết định mức lương và sự thăng tiến của bạn, vì thế ai ai cũng muốn lấy lòng sếp. Với một số người đây quả là việc vô cùng khó, nhưng đối với một số khác đó là việc “trong tầm tay”.1. Chăm chỉ Chẳng sếp nào lại muốn trả lương cho nhân viên của mình sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng hay cứ ngồi chờ hết giờ lại về. Cho dù sếp bạn là người dễ dãi, bạn cũng phải có thái độ làm việc thật nghiêm túc, khi công việc đã xong bạn nên kiểm tra kỹ có gì sai sót hay không? Đôi khi việc kiểm tra đó cũng giúp bạn phát hiện ra điều gì mới mẻ để rút kinh ngiệm làm tốt hơn ở những lần sau. Bạn cũng có thể giúp đỡ các đồng nghiệp trong công việc của họ, như thế sếp sẽ nhận ra bạn rất nhiệt tình trong công việc. 2. Tuân thủ giờ giấc Mỗi công ty đều xây dựng cho mình một quy chế làm việc, trong đó có quy định rõ thời gian làm việc. Vì vậy là nhân viên bạn phải tuân thủ điều này. Đối với các sếp người châu Á việc đi trễ về sớm là điều cấm kị, các sếp châu Âu tuy có phóng khoáng đôi chút tuy nhiên bạn cũng đừng bao giờ để cho họ thấy bạn trễ giờ dù chỉ là một phút.
Các sếp thường đánh giá cao những nhân viên biết lắng nghe và tiếp thu những lời sếp nói. Bất cứ khi nào sếp yêu cầu bạn làm việc gì hoặc gợi ý cho bạn những cách làm việc hiệu quả tốt hơn, hãy thể hiện với sếp rằng bạn rất chăm chú và lắng nghe những điều sếp nói. 4. Có tinh thần hợp tác ![]() Hình minh họa.
Khi sếp có ý tưởng mới, hãy tỏ ra là một nhân viên luôn nhiệt tình sẵn sàng tham gia và hợp tác với sếp. 5. Tích cực xây dựng các mối quan hệ Bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với sếp nếu bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài công ty. Ví dụ, trình bày với sếp những điều bạn đã làm được để phục vụ khách hàng tốt hơn. Đây quả thực là những điều sếp rất mong muốn ở nhân viên của mình. 6. Chủ động trong công việc Sếp là những người đi trước họ có rất nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng hướng dẫn bạn một cách nhiệt tình. Tuy nhiên, bạn không nên lúc nào cũng hỏi sếp từ việc lớn đến việc nhỏ. Như vậy, sếp sẽ đánh giá bạn là người không có năng lực thực sự. Với mỗi công việc bạn phải tự lực suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết, chỉ hỏi sếp khi việc đó thật sự khó khăn mà bạn không chắc chắn là đúng. Ngoài ra, những công việc gì mà sếp đã hướng dẫn một lần, bạn cần phải ghi nhớ, nếu cần thiết bạn có thể ghi ghép cẩn thận để không hỏi lần thứ hai. 7. Tôn trọng sếp Trong công việc mối quan hệ giữa bạn và sếp thực sự có khoảng cách, bạn cần tôn trọng sếp, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên bản thân sếp cũng muốn hòa đồng cùng với nhân viên, vì vậy khi nói chuyện với sếp ngoài công sở như nói về đội bóng yêu thích, những vấn đề kinh tế xã hội bạn hãy thể hiện chân thành như một người bạn. Sếp sẽ nhận ra bạn là một người đáng tin cậy trong công việc lẫn trong cuộc sống.
|