Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 10
Tổng lượt : 3291628

Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân tham gia PCCC

Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện đảm bảo trật tự, trị an, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC luôn biết dựa vào sức mạnh to lớn của nhân dân, tích cực làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác PCCC, góp phần đắc lực cùng các đơn vị trong lực lượng Công an giữ vững an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước.

Ngày 27/9/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 53/LCT công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, lực lượng Cảnh sát PCCC đã góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước.

 

 

 

Thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC. Bộ Công an đã xây dựng Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Đề án bao gồm các chuyên đề nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng Cảnh sát PCCC, lực lượng PCCC chuyên nghành, lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng; xây dựng Dự án đầu tư trang bị phương tiện PCCC, Dự án đầu tư trang thiết bị PCCC, cứu hộ, cứu nạn…; hướng dẫn, chỉ đạo Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh và Công an các địa phương trên cả nước xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống PCCC của từng địa phương. Các Sở PCCC, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã xây dựng kế hoạch trển khai Quyết định số 1110/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tại một số địa phương, UBND ban hành kế hoạch triển khai đề án…

Những kết quả nêu trên đã góp phần kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của xã hội, đặc biệt đã kiềm chế được số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng ở mức 1,5 – 5% so với tổng số vụ cháy xảy ra, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

Trong những năm tới, tình hình cháy sẽ diễn ra phức tạp, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra ở các khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, nơi tập trung đông người, cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ của tư nhân.

Trong khi đó, ý thức về PCCC của một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức chưa cao; tính chủ quan còn phổ biến; sản xuất chưa đi đôi với bảo vệ sản xuất, một bộ phận người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở, chủ hộ gia đình và cá nhân chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình còn chủ quan coi nhẹ công tác PCCC...

Trước tình hình trên, cần tập trung nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC nhằm tạo chuyển biến mới mạnh mẽ trong công tác PCCC, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cháy, cháy lớn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật PCCC; bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật trong lĩnh vực PCCC; đơn giản hóa các thủ tục hành chính về công tác PCCC theo Nghị quyết 25/CP của Chính phủ; tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bổ sung, chỉnh lý và xây dựng mới nhằm hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn PCCC: Quy chuẩn PCCC nhà siêu cao tầng; nhà khung thép mái tôn; hệ thống các quy chuẩn về an toàn cháy...

Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia công tác PCCC, hình thành thế trận toàn dân PCCC. Quán triệt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác PCCC.

Tập trung xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng, đặc biệt là ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm có nhiều nguy cơ xảy ra cháy; tăng cường trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ, đảm bảo lực lượng này hoạt động có hiệu quả; làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở đối với công tác PCCC, từ đó tăng cường chỉ đạo thực hiện và đầu tư cho công tác PCCC.

Công an các cấp chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo và đầu tư cho công tác PCCC. Phân cấp nhiệm vụ và tăng cường biên chế cho Công an cấp huyện nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý công tác PCCC ở địa phương.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ PCCC cơ bản và chất lượng đội ngũ cán bộ PCCC. Quy hoạch hệ thống thông tin chỉ huy điều hành PCCC từ Trung ương đến địa phương và hệ thống đào tạo huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn theo khu vực.

Tập trung xây dựng và thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở Trung ương và địa phương, trong đó tập trung nâng cao năng lực và sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, xây dựng lực lượng này thực sự chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Từ nay đến năm 2015, tập trung vào đầu tư, bổ sung, thay thế các phương tiện hư hỏng; cải tạo nâng cấp, sửa chữa phương tiện chữa cháy và trang bị mới những phương tiện chữa cháy, CNCH phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy và tăng cường công tác xử lý những trường hợp vi phạm quy định về PCCC.

Đối với những cơ sở có nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định PCCC, không an toàn, có nguy cơ nếu xảy ra cháy sẽ dẫn đến cháy lớn, thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của nhiều người thì phải có biện pháp xử lý mạnh, kể cả tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động.

Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định PCCC hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong PCCC gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải khởi tố và xét xử. Đồng thời phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, xử lý.

Làm tốt công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật PCCC, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ PCCC, huy động các lực lượng, các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng Công an tham gia.

Mở rộng quan hệ quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ PCCC. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC và CNCH, tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác của các nước tiên tiến về đào tạo huấn luyện cứu hộ, trang bị phương tiện PCCC và CNCH, hỗ trợ xử lý và giải quyết những tình huống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ phức tạp.
pcccthiet ke pccccông ty pccche thong pcccphong chay chua chayphòng cháy chữa cháyhệ thống chữa cháyhệ thống pcccchữa cháy tự độngthi cong pcccthi công pccclap dat pccclắp đặt pccc,