Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 18
Tổng lượt : 3291383

Siết quản lý bar, vũ trường

Bên cạnh quản chặt các vấn đề liên quan đến tình hình ANTT, TP Đà Nẵng cũng siết chặt công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, bar trên địa bàn, nhất là công tác quản lý về thuế và công tác PCCC

Theo Sở KH&ĐT, tính đến 30/6/2013, trên địa bàn Đà Nẵng có 5 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh vũ trường và 11 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nghề bar. Ngoài ra, còn có 125 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động kinh doanh nhà hàng, đồ uống, dạy khiêu vũ, biểu diễn nghệ thuật, trong đó có một số doanh nghiệp hoạt động theo hình thức như một quán bar. Thực tế cho thấy, có những cơ sở tuy được cấp phép là vũ trường, quán bar, nhưng thực tế lại không hoạt động như là vũ trường, quán bar. Ngược lại có những cơ sở không được cấp phép hoạt động quán bar nhưng thực tế lại tổ chức hoạt động tương tự như là một vũ trường.

Bar TV Clup trên đường Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng
Bar TV Clup trên đường Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng

 Điều này cho thấy, chủ cơ sở đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước để hoạt động kinh doanh bar biến tướng vũ trường. Trong khi đó, do không có giấy phép vũ trường, nên các quán bar không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành là 40% (chỉ nộp thuế GTGT, thuế doanh nghiệp, thuế môn bài). Số liệu do Cục Thuế TP Đà Nẵng cung cấp về tình hình nộp thuế, nợ thuế của 10 quán bar, vũ trường cho thấy, nộp thuế năm 2010 là 1,453 tỷ đồng, năm 2011 là 1,450 tỷ đồng, năm 2012 là 1,033 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 978 triệu đồng. Trong khi, nợ thuế năm 2010 là 5 triệu đồng, năm 2011 là 55 triệu đồng, thì năm 2012 là 154 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 65 triệu đồng.

Đáng chú ý, mức nộp thuế thấp so với quy mô hoạt động kinh doanh và doanh thu diễn ra phổ biến. Một số bar nợ thuế kéo dài, có quán bar quy mô lớn, khách đông, doanh thu cao chỉ nộp thuế chưa đầy 200.000/tháng. Trong khi đó, trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ mới kiểm tra khoảng 1.600 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 1/8 doanh nghiệp trên địa bàn. Trong năm 2010- 2013, ngành Thuế TP mới kiểm tra, xử lý truy thu và phạt 2 quán bar là Seventeen (50 triệu đồng) và F9 Club (9 triệu đồng).

Đặc biệt, mặc dù có hạch toán doanh nghiệp, nhưng trên thực tế các quán bar có biểu hiện lập sổ sách đối phó, kê khai thấp doanh thu để nộp thuế ít…, nên hoạt động kiểm tra thuế gặp khó khăn, một số cán bộ ngành Thuế có tâm lý lo ngại bị hành hung khi vào kiểm tra trong các cơ sở này vào thời điểm đang hoạt động về đêm.

Điểm đáng lo ngại, có quán bar sử dụng nhân viên “múa lửa” bằng cách dùng chai có nút vải tẩm dầu hỏa rồi đốt lửa để tung hứng; pha chế rượu “B52” có cồn đốt cháy trong ly để uống… Trong khi, nội thất của các quán bar, vũ trường làm bằng các chất liệu dễ cháy, nếu sơ hở mất cảnh giác cũng sẽ dẫn đến vụ cháy nghiêm trọng, như vụ cháy vũ trường Phương Đông ngày 23/12/2011.

Khoảng 15 giờ 35 chiều ngày 21/12/2012, khi các công nhân đang tiến hành thi công xây dựng công trình New Phương Đông, thì bất ngờ ngọn lửa bốc cháy. Trước đó, vào ngày 23/12/2011, công trình vũ trường New Phương Đông cũng đã xảy ra vụ cháy nghiêm trọng
Khoảng 15h 35 chiều  21/12/2012, khi các công nhân đang tiến hành thi công xây dựng công trình New Phương Đông, thì bất ngờ ngọn lửa bốc cháy. Trước đó, vào ngày 23/12/2011, công trình này cũng xảy ra hỏa hoạn

Ngoài ra, do không phải là vũ trường, không thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện, nên các quy định về bar không bị điều chỉnh bởi Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ về PCCC, không phải chịu sự thẩm duyệt thiết kế cơ sở về PCCC, không làm văn bản cam kết về PCCC (thay giấy chứng nhận về PCCC…). Vào các ngày lễ, nghỉ cuối tuần, hoặc có các ca sĩ biểu diễn nghệ thuật thì lượng khách quá đông, vượt sức chứa của các cơ sở (New Phương Đông, F3 Club, TV Club) không đảm bảo an toàn về cháy nổ.

Lực lượng chức năng triển khai công tác chữa cháy tại một vũ trường tháng 12/2012
Lực lượng chức năng triển khai công tác chữa cháy tại một vũ trường tháng 12/2012

Công an TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp quản chặt hoạt động vũ trường, quán bar trên địa bàn. Trong đó, Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan rà soát các doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh vũ trường, quán bar để có hướng xử lý các doanh nghiệp đăng ký nhưng không hoạt động hoặc hoạt động sai giấy phép kinh doanh. Cục Thuế thành phố nghiên cứu tham mưu UBND TP Đà Nẵng tăng mức thuế đối với các cơ sở bar, đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thu thuế đối với các cơ sở này và có biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gian lận gây thất thu thuế. Sở Cảnh sát PCCC tăng cường công tác quản lý Nhà nước về PCCC, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở bar thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về PCCC, phát hiện và xử lý nghiêm nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực này…