Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 16
Tổng lượt : 3290758

Sẽ không còn dự án thủy điện chuyển nước

Trao đổi với Tuổi Trẻ vì sao lại cho phép một số thủy điện đưa nước từ sông này sang sông khác, ông Nguyễn Khắc Thọ - Tổng cục phó Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) - nói:


- Vấn đề gay cấn hiện nay là việc chuyển dòng khi làm thủy điện Đăk Mi 4 mà TP. Đà Nẵng và Quảng Nam đang kêu rất nhiều. Quy hoạch bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đúng là được Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) phê duyệt trên cơ sở kết quả nghiên cứu quy hoạch do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lập. Nó không chỉ gồm một dự án Đăk Mi 4 mà gồm mười dự án, trong đó chỉ có dự án thủy điện Đăk Mi 4 có sơ đồ khai thác chuyển nước từ sông Đăk Mi (nhánh của sông Vu Gia) sang sông Thu Bồn.

- Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Công Thương cấp phép cho Đăk Mi 4 thiết kế cơ điện lấy nước sông Vu Gia đổ cho sông Thu Bồn là phi tự nhiên, chỉ vì lợi ích thủy điện?

- Khi nghiên cứu quy hoạch bậc thang thủy điện, cơ quan chức năng đã đánh giá nhu cầu nước và tính toán để đảm bảo cân bằng nước khi dự án Đăk Mi 4 chuyển nước. Để đảm bảo cân bằng nước về mùa kiệt khi thủy điện Đăk Mi 4 chuyển nước, tại quyết định phê duyệt quy hoạch đã quy định rõ: Trong mọi trường hợp, công trình thủy điện Sông Boung 4 phải đầu tư xây dựng trước công trình thủy điện Đăk Mi 4. Tuy nhiên, do quá trình chuẩn bị đầu tư dự án thủy điện Sông Boung 4 bị chậm nên khi dự án thủy điện Đăk Mi 4 đã vận hành, nhưng dự án thủy điện Sông Boung 4 vẫn đang thi công. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng nước, khi các dự án thủy điện theo quy hoạch được xây dựng xong, vấn đề thiếu nước của hạ lưu sông Vu Gia sẽ được cải thiện hơn.

Sau khi có kiến nghị của UBND TP. Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã rà soát, báo cáo Thủ tướng và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Yêu cầu chủ đầu tư dự án thủy điện Đăk Mi 4 phải thiết kế cống xả tại đập có khả năng xả 25m3/giây trở lại sông Đăk Mi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải nghiên cứu khả năng xây dựng các hồ chứa nước trên lưu vực để bổ sung nước cho hạ du sông Vu Gia... Phó Thủ tướng còn yêu cầu UBND TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cần đề ra các biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước hạ du sông Vu Gia, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng đất... Thực hiện chỉ đạo này, chủ đầu tư dự án thủy điện Đăk Mi 4 đã xây dựng cống qua đập có năng lực xả 25m3/giây. Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng đang xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn về mùa kiệt, dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Trong đó, sẽ quy định việc phối hợp xả nước giữa các hồ chứa trên lưu vực để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước phía hạ du.

- Tỉnh Gia Lai cũng đang có hiện tượng sông Ba bị khô kiệt do thủy điện An Khê - Ka Nak chuyển nước sang sông Kôn của Bình Định...

- Theo thiết kế, Dự án thủy điện An Khê - Ka Nak chuyển lượng nước của khoảng 10% lưu vực sông Ba sang sông Kôn nhằm khai thác lợi thế chênh cao địa hình tự nhiên giữa hai lưu vực. Việc này tuy ảnh hưởng một phần đến nhu cầu nước phía hạ lưu đập An Khê, nhưng sẽ bổ sung nước tưới cho khoảng 3.000ha đất nông nghiệp thuộc tỉnh Bình Định. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt năm 2007, với yêu cầu trong 8 tháng mùa kiệt (từ tháng 1 đến tháng 8) phải xả về hạ lưu đập An Khê với lưu lượng trung bình 2,2-3,56m3/giây. Vì vậy, thiết kế công trình đã bố trí một cống qua thân đập An Khê có lưu lượng xả lớn nhất 4m3/giây.

Thực tế khi chưa xây dựng thủy điện, sông Ba tại tuyến đập An Khê chỉ có lưu lượng nước bình quân năm là 27,4m3/giây, lưu lượng bình quân ba tháng kiệt nhất (từ tháng 2 đến tháng 4) là 6,78m3/giây; lưu lượng đảm bảo 90% của tháng kiệt nhất (tháng 4) là 0,965m3/giây. Như vậy, mức xả 4m3/giây trong tất cả các tháng mùa kiệt như hiện nay là chấp nhận được, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, lợi ích của người dân và bảo vệ môi trường. Việc bố trí các cơ sở chế biến nông-lâm sản tại khu vực hạ lưu đập An Khê (trong đó có nhà máy đường) của tỉnh Gia Lai là chưa thật sự hợp lý về khả năng đáp ứng nước, khi Dự án thủy điện An Khê đã được đầu tư xây dựng.

- Riêng Lâm Đồng đã có hai thủy điện chuyển dòng. Thiệt hại của dân do thủy điện dạng này đã có, liệu có cơ chế đền bù không?

- Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hai dự án có sơ đồ khai thác chuyển nước là thủy điện Đa Nhim và thủy điện Đại Ninh. Thủy điện Đa Nhim là công trình do Nhật Bản đầu tư xây dựng từ năm 1961 đến 1964. Dự án này chuyển một phần lưu vực sông Đa Nhim thuộc hệ thống sông Đồng Nai sang sông Cái tỉnh Ninh Thuận để tận dụng lợi thế chênh cao tự nhiên giữa hai lưu vực. Đây là dự án có hiệu quả rất cao.

Còn thủy điện Đại Ninh thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai được Thủ tướng phê duyệt. Dự án này chuyển một phần lưu vực của sông Đồng Nai sang sông Lũy tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tư vấn Nhật Bản, việc duy trì lưu lượng xả 0,6m3/giây để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở hạ lưu đập đã được Bộ Công Thương quy định ngay tại quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Đại Ninh. Theo thiết kế, nước qua Nhà máy thủy điện Ðại Ninh đổ xuống thượng nguồn sông Lũy thuộc tỉnh Bình Thuận, cấp nước tưới cho 15.700ha đất canh tác thuộc đồng bằng Phan Rí, cấp nước phục vụ dân sinh và cải tạo môi trường khu vực Bắc Bình. Việc chuyển nước phát điện của các dự án thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh đã đem lại hiệu ích kinh tế - xã hội đáng kể. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội nên các công trình này phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với địa phương và các bộ, ngành xem xét để có giải pháp giải quyết.

-  Quan điểm của ông là có nên cho xây thủy điện chuyển dòng trong thời gian tới?
           
- VN sẽ cơ bản không còn dự án thủy điện chuyển nước. Nếu có, việc quy hoạch các dự án này cũng phải nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc về các mặt tích cực cũng như tác động tiêu cực có liên quan. Theo quy định, việc quy hoạch các dự án có sơ đồ khai thác chuyển nước ra ngoài lưu vực phải được Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định trước khi phê duyệt quy hoạch. Trên cơ sở đó, chỉ đưa vào quy hoạch các dự án có hiệu quả cao và ít tác động tiêu cực.

-  Ông NGUYỄN VĂN TOÀN (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông): Phải đặt ra tiêu chí dòng chảy cho từng con sông

Thủy điện vẫn phải có, nhưng có như thế nào? Đầu tư tràn lan quá, không theo chiến lược chung, công ty nào có tiền là lao vào làm thủy điện. Chúng ta thiếu một cái tổng thể, đó là có điện nhưng chi phí cho môi trường ít nhất.

Theo tôi, cần đánh giá lại một số báo cáo đánh giá tác động môi trường theo những quy định, tiêu chí mới. Nếu cần thiết thì phải duyệt lại toàn bộ các báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư đã cố gắng làm thế nào đó để được phê duyệt dự án thủy điện với chi phí bỏ ra ít nhất, mà không biết đến thiên nhiên đang bị tàn phá như thế nào.

Đứng ở góc độ chuyên môn, tôi nghĩ Chính phủ hoặc Quốc hội phải chỉ đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa ra được các tiêu chí dòng chảy sinh thái của từng dòng sông. Việc trả nước lại cho sông, đảm bảo dòng chảy sinh thái là việc làm đau khổ đối với các nhà đầu tư thủy điện. Họ muốn phát điện vào giờ cao điểm nên phải tập trung nước để xả lúc đó. Chúng ta lại muốn họ phải xả dàn đều ra các giờ trong ngày, cái đó thiệt hại cho họ. Nhưng có lẽ nếu đi đến cùng thì cũng phải làm như thế, vì thiên nhiên đã diễn ra như thế bao nhiêu đời rồi. Bây giờ anh nhảy vào khai thác, anh được lợi thì anh phải bù lại. Riêng các thủy điện trên sông Sêrêpôk, tôi mong các nhà đầu tư phân phối làm sao để cho dân lấy được nước đúng thời điểm và tránh khỏi việc phải thức cả đêm để lấy nước.

* Ông NGUYỄN THANH CAO  (cCủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum): Đánh giá tác động môi trường chưa khách quan
           
Công trình thủy điện Thượng Kon Tum có cái lợi là cung cấp thêm nguồn điện; hưng vấn đề là phải làm sao hài hòa giữa lợi ích kinh tế và xã hội, môi trường. Đặc biệt là phải giữ được nguồn nước, đảm bảo được lượng nước cho mùa khô để duy trì dòng sông, tránh được sông chết; đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
                                
Theo tôi, đánh giá tác động của dự án này như trước đây là không được toàn diện, đầy đủ và không thật sự khách quan, nên có nguy cơ mùa khô sẽ thiếu nước. Vấn đề sẽ khắc phục được, nhưng phải giảm một phần công suất của nhà máy do phải trả thêm một lượng nước về cho hạ lưu. Phần giảm đó là hợp lý, chủ đầu tư phải chấp nhận. Còn anh cứ tập trung lo đảm bảo công suất mà làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, môi trường thì không được. Mùa khô vừa rồi, chưa chặn sông Đắk Snghé tích nước mà đã thấy nước tưới gặp khó khăn, nước sinh hoạt cũng gặp khó rồi.
                                   
Tôi nghĩ, đánh giá tác động môi trường trước đây chủ yếu là đảm bảo công suất nhà máy và cho rằng lượng nước bị mất đi sẽ ảnh hưởng không lớn. Còn nguyên nhân vì sao thì tôi không rõ. Nhưng rõ ràng qua tư vấn, phản biện về tái định cư của Dự án thủy điện Thượng Kon Tum thì có phát hiện chuyện một lượng nước bị chuyển dòng rất lớn, ảnh hưởng đến sông Đắk Bla.công ty thi công lắp đặt cơ điện, thi công lắp đặt điện công nghiệp, công ty xây lắp hệ thống cơ điện, thiết kế cơ điện, thầu cơ điện. công ty xây lắp trạm điện.

Website: http://codien-pccc.com
Website: http://congtythaucodienpccc.com