Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 18
Tổng lượt : 3290642

Dự án điện gió lớn nhất Việt Nam: Vì sao chậm hoàn thành?

Sau nhiều lần chủ đầu tư hứa sẽ đưa vào hoạt động (giai đoạn 1), đến nay người ta thắc mắc sao những cánh quạt khổng lồ của nhà máy điện gió vẫn… chưa quay; thậm chí đã có lời xì xầm rằng chắc xây lên để ngắm, chứ không hiệu quả (?).

Đến thời điểm này, Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu vẫn là dự án quy mô nhất Việt Nam, với tổng mức đầu tư 5.258 tỷ đồng. Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của ngân hàng XNK Hoa Kỳ (US-Exim); đồng ý bổ sung vào danh mục các dự án nguồn điện trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030.

Sau nhiều lần chủ đầu tư hứa sẽ đưa vào hoạt động (giai đoạn 1), đến nay người ta thắc mắc sao những cánh quạt khổng lồ vẫn… chưa quay; thậm chí đã có lời xì xầm rằng chắc xây lên để ngắm, chứ không hiệu quả (?). PV Báo CAND vừa đến Bạc Liêu để tìm hiểu thực hư.

Tìm hiểu thêm về tiến độ thực hiện, chúng tôi được biết cho tới ngày đầu tháng 2/2013 này, thì chủ đầu tư đã trải qua 5 tháng kể từ khi hoàn thành việc lắp đặt tua bin thứ 10 – tua bin cuối cùng của giai đoạn 1. Đại diện chủ đầu tư cho biết, các tua bin do Hoa Kỳ General Electric Wind Energy sản xuất, cung cấp và lắp đặt. Các cột của tua bin làm bằng thép đặc biệt không rỉ, cao 80m, đường kính 4m. Mỗi tua bin có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42m, làm bằng nhựa đặc biệt (như cánh máy bay), có một hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại để tránh bão lớn bất ngờ.


Dự án Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam sắp vào vận hành giai đoạn 1, hứa hẹn nguồn điện bổ sung quan trọng vào lưới điện Quốc gia.

“Với những thiết kế đặc thù này lại gặp thời tiết khắc nghiệt nên phải hơn 18 tháng đơn vị thi công mới có thể hoàn tất được 10 trụ tua bin của giai đoạn 1. Hiện chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống đấu nối vào lưới điện Quốc gia gồm 17km đường dây 110KV; các trạm biến áp 110KV, 22KV và hệ thống hạ tầng, thiết bị đồng bộ kèm theo chuẩn bị cho việc vận hành đưa vào sử dụng. Dự kiến vào ngày 15/3 tới, chúng tôi sẽ đấu đường dây 110KV. Đến ngày 30/3, đón điện Trạm biến áp 22/110KV và đường dây 22KV. Đến ngày 30/4, sẽ vận hành thử 10 trụ tua bin gió. Chúng tôi cũng đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào cuối tháng 8/2012” – ông Tô Hoài Dân cho biết thêm.

Đối với giai đoạn 2 của Dự án gồm đầu tư xây dựng 52 trụ tua bin, tổng công suất 83,2MW, chủ đầu tư cho biết, hồ sơ đang được Ngân hàng Phát triển Việt Nam – đơn vị thực hiện vốn đối ứng với Ngân hàng XNK Hoa Kỳ, xem xét thẩm định.

Thuận lợi là thế nhưng quá trình triển khai thực hiện dự án vẫn phát sinh không ít khó khăn. Ông Dân cho biết, do đây là dự án lấn biển nên việc đầu tư móng trụ tua bin tốn kém và phức tạp, làm cho suất đầu tư tăng lên khá nhiều so với việc đầu tư trên đất liền. Trung bình mỗi móng tua bin phải tốn 0,6 triệu USD, trong khi trên đất liền chỉ 0,25 triệu USD. Đây cũng là dự án tiên phong vùng giáp biển, hệ thống hạ tầng truyền tải chưa có nên dự án này buộc phải đầu tư riêng hệ thống truyền tải gồm 17km đường dây cao thế 110KV, trạm biến áp 110/22KV và các hệ thống đồng bộ khác kèm theo, làm kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí tài chính.

Về vấn đề vốn, ngoài vốn tự có, nhà đầu tư phải sử dụng phần lớn vốn vay (phần vốn vay trong nước phải chịu lãi suất 12%/năm; và 8,38%/năm đối với vốn vay nước ngoài) nên cùng với khó khăn lưới điện truyền tải làm tăng mức đầu tư dự án, tăng thời gian vay vốn của dự án.     

Hôm Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghé thăm dự án vào cuối tháng vừa qua, ngoài chuyện giá điện, ông Dân cho biết cũng đã kiến nghị cho chủ đầu tư được chỉ định thầu một số hạng mục có tính chất đặc thù của Dự án để rút ngắn thủ tục đầu tư xây dựng và thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo điều kiện của bên tài trợ vay vốn (US-Exim); được sử dụng vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án ở mức 10-15% tổng mức đầu tư dự án (bao gồm cả vốn lưu động) để giảm bớt áp lực về nguồn vốn huy động, nhằm khuyến khích DN đầu tư, phát triển các dự án điện gió trong điều kiện hiện nay.


Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cho biết tỉnh này còn nhiều tiềm năng để phát triển điện gió. Cụ thể là Dự án Nhà máy điện gió mới chỉ chiếm 9km dọc bờ biển của Bạc Liêu dài đến 54km. Bờ biển Bạc Liêu có tốc độ gió ổn định, trung bình 7m/s; lại rất ít bị bão tố, không bị ảnh hưởng động đất, địa chất bờ biển đồng nhất. Tính ưu việt của dự án này là không chiếm dung đất canh tác, phát huy khai thác tiềm năng gió ven biển, kết hợp với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

Chủ Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu cũng vừa có văn bản xin được khảo sát khu vực bãi bồi ven biển (từ giáp ranh ngoài dự án hiện hữu đến cửa biển Cái Cùng, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) phục vụ việc mở rộng quy mô công suất Nhà máy thêm 300 trụ tua bin, tức tổng cộng 362 trụ, nâng tổng công suất lên 579,2MW.

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, hiện Sở Công thương cũng đang thuê đơn vị tư vấn, tiến hành lập quy hoạch phát triển điện gió của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030.


công ty thi công lắp đặt cơ điện, thi công lắp đặt điện công nghiệp, công ty xây lắp hệ thống cơ điện, thiết kế hệ thống cơ điện, nhà thầu cơ điện. công ty xây lắp trạm điện.

Website: http://codien-pccc.com
Website: http://congtythaucodienpccc.com