Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 29
Tổng lượt : 3290264

Đà Nẵng: các quy định vẫn chưa “đi vào cuộc sống”

Dù Đà Nẵng lâu nay vốn nổi tiếng là nghiêm túc thực hiện những đột phá.

Tại Đà Nẵng, các quy định về xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng, xử phạt người nghe điện thoại tại cây xăng hiện vẫn chưa “đi vào cuộc sống” bởi tính khả thi rất thấp.

Dù nghị định của Chính phủ đã được ban hành 3 năm nhưng đến nay Đà Nẵng vẫn chưa xử phạt người hút thuốc lá vi phạm nào. Bác sĩ Hồ Lai Dũng - chánh thanh tra sở Y tế Đà Nẵng cho biết hiện lực lượng thanh tra của ngành y tế chủ yếu tuyên truyền cho người dân là chính. Chuyện xử phạt rất khó thực hiện do thanh tra y tế chưa đủ thẩm quyền. Mặt khác lực lượng lại rất mỏng.

“Phải có cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương cùng vào cuộc chứ 1-2 người thì khó thực hiện lắm” - bác sỹ Dũng nhìn nhận.

Tương tự, đại tá Dương Cảnh Mai - giám đốc sở Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng cho biết đến nay vẫn chưa xử phạt người nào về hành vi nghe điện thoại tại cây xăng. Đại tá Mai cho biết thêm: “Chúng tôi chỉ mới làm việc với các chủ cây xăng và yêu cầu họ làm các bảng thông báo cấm người dân nghe điện thoại tại cây xăng. Chủ yếu nhắc nhở, cảnh báo cho người dân biết thôi”.

Theo đại tá Mai, việc áp dụng xử phạt rất khó khăn bởi lực lượng PCCC không thể đưa quân xuống thường trực tại các cây xăng trong khi còn rất nhiều nhiệm vụ cấp thiết khác. Lực lượng để tham gia phát hiện xử lý cũng không có. Đại tá Mai cho rằng nên giao cho chủ cây xăng làm nhiệm vụ này thì thích hợp hơn.

Ghi nhận tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi ngày 21-1, tình trạng hút thuốc lá vẫn diễn ra. Ông Nguyễn Xuân Mến, phó giám đốc Sở Y tế kiêm giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi thừa nhận: “Số lượng người nhà bệnh nhân, kể cả bệnh nhân vẫn còn hút thuốc lá không ít. Lâu nay, bệnh viện vẫn triển khai nhưng chưa triệt để”. Theo ông Mến, hiện nay chưa xử phạt được trường hợp nào hút thuốc lá trong bệnh viện. Ông Mến cho hay, sắp tới sẽ triển khai thành lập một ban chuyên giám sát, xử lý vi phạm hút thuốc lá trong bệnh viện.

Về thông tư 30 của Bộ Y tế mới ban hành, hầu hết người bán hàng rong đều chưa biết. Khi nghe đến việc phải tập huấn về an toàn thực phẩm và phải có chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên. Bà Hà Thị Sáu, bán chuối chiên trước cổng trường THCS Sào Nam (Q. Hải Châu) cho biết: “Tôi không biết có quy định này, buôn bán mấy năm trời cũng chưa nghe ai nhắc nhở gì”.

Ông Nguyễn Minh Tiến, chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Đà Nẵng, cho rằng việc quản lý người bán hàng rong là rất khó thực hiện bởi người bán hàng rong không có địa điểm cố định, không có thời gian nhất định, nhiều người bán theo thời vụ. Hơn nữa, đối tượng kinh doanh hàng rong thường có hoàn cảnh khó khăn nên chẳng ai mặn mà với việc tập huấn kiến thức cũng như khám sức khỏe. Ông Tiến cho biết người kinh doanh vi phạm bị xử lý theo nghị định 91 có khung xử phạt từ 1-3 triệu đồng đối với thức ăn vỉa hè, trong khi gánh hàng lại có giá trị thấp hơn nhiều nên nếu bị phạt nhiều người sẵn sàng bỏ hàng chứ chẳng việc gì phải nộp phạt. Một khó khăn nữa, theo ông Tiến, việc phân cấp quản lý thức ăn đường phố thuộc về tuyến xã, phường trong khi ở các tuyến này chưa có cán bộ chuyên trách về vệ sinh an toàn thực phẩm. công ty thi công pccc, công ty thiết kế pccc

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 21-1, một lãnh đạo phường Hòa Khánh Nam (Liên Chiểu) cho biết vẫn chưa nghe thông tin về thông tư 30. Vị này cũng cho biết tại phường hiện chưa có cán bộ chuyên trách về an toàn vệ sinh thực phẩm.