Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 28
Tổng lượt : 3297048

Một số điểm mới trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC

Chính phủ vừa có Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến. Nếu được thông qua, Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.

Trong dự án Luật, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về PCCC; cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

Luật PCCC có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2001. Các quy định của Luật đã thực sự đi vào đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác PC&CC và đưa công tác này trở thành nhiệm vụ của toàn dân. Số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra đã được kiềm chế so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là tỷ lệ số vụ cháy lớn đã giảm nhiều so với trước thời điểm Luật PCCC được ban hành.

 

Vụ cháy công trình khách sạn 5 sao gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Ảnh: Phương Sơn.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Luật PC&CC đã bộc lộ một số vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về PCCC trong tình hình mới. Luật PC&CC chưa quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và gia đình trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về PC&CC; Luật chưa quy định đầy đủ về điều kiện bảo đảm an toàn PC&CC đối với các loại hình công trình đặc thù về cháy, nổ nên ở những công trình này vẫn còn xảy ra cháy, nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản; Luật cũng chưa quy định đầy đủ, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC; Luật quy định về trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy ở cơ sở và khu dân cư chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác PC&CC

Để khắc phục những vướng mắc, bất cập nêu trên, việc ra đời Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa cơ sở pháp lý và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

 

Một số điểm mới trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC

Sửa đổi, bổ sung 12/65 điều Luật PC&CC như sau:

- Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 (Điều 5) quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của chủ hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; trong đó bổ sung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ thì phải bồi hoàn chi phí chữa cháy, nếu gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khoản 3 sửa đổi, bổ sung khoản 2 (Điều 18) về việc, bãi bỏ quy định xác nhận đủ điều kiện về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC.

- Bổ sung khoản 4 (Điều 22) về việc, bãi bỏ quy định xác nhận đủ điều kiện PCCC đối với các cơ sở của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

- Khoản 5 (Điều 23) sửa đổi, bổ sung về phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và công trình khai thác khoáng sản, nhà khung thép, mái tôn…

- Bổ sung Điều 24a vào sau Điều 24 quy định về phòng cháy đối với Nhà máy Điện hạt nhân.

- Bổ sung khoản 1 (Điều 25) theo hướng, bắt buộc các chợ và trung tâm thương mại phải có lối thoát nạn bảo đảm theo quy định; phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy, giải pháp chống cháy lan phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5, khoản 6 vào khoản 10 (Điều 48) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát PCCC theo hướng: Quy định lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện nhiệm vụ thanh tra PCCC; thẩm duyệt thiết kế và kiểm tra nghiệm thu về PCCC; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về PCCC; cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ và thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quy định…