Google+
Kỹ thuật
Hotline :0909822766 Mr.Thọ
Kỹ thuật thi công
Hotline :0973090044 Mr. Bảo
Tư vấn kỹ thuật
Hotline :08-62711366
Kinh doanh
Hotline :08-66767.114
Online : 4
Tổng lượt : 3130019
Các Chất Chữa Cháy, Dụng Cụ Chữa Cháy
Giá : VND
Hãng sản xuất :
Xuất xứ :

Lắp đặt đồng hồ đo áp lực đường ống cấp nước pccc

CÁC CHẤT CHỮA CHÁY VÀ DỤNG CỤ CHỮA CHÁY THÔNG THƯỜNG:

1-     Nước Chữa cháy:

Nước là chất dùng để chữa cháy có sẳn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được nhiều đám cháy.

Dùng nước chữa cháy có 2 tác dụng:

+ Nước có khả năng thu nhiệt lớn có tác dụng làm lạnh.

+ Nước bốc hơi tạo thành màng ngăn Oxy với vật cháy có tác dụng làm ngạt.

¨      Chú ý: không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng dầu, khi đám cháy có điện thì phải ngắt điện mới chữa cháy bằng nước.

2-     Cát chữa cháy:

Rất phổ biến như dùng nước. Có tác dụng làm ngạt và có khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát đắp thành bờ.

3-     Bọt chữa cháy:

-         Bọt chữa cháy gồm 2 loại dung dịch tạo bọt:

+ Dung dịch Sunfát Nhôm AL2(SO4)– (ký hiệu A)

+ Dung dịch NatriHydro Cacbonnát NAHCO3 – (ký hiệu B)

-         Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, vì bọt nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt chất cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Oxy.

¨      Hạn chế của bọt là không chữa được các đám cháy kỵ nước vì trong bọt có nước.

Cách sử dụng: khi có cháy xách bình bọt đến cách đám cháy 02- 03m,dốc ngược bình, xóc mạnh và hướng vòi phun vào gốc lửa.

4-     Khí Chữa cháy CO2:

-         COlà loại khí chữa cháy, nếu được nén vào bình chịu áp lực hoá lỏng và khi phun ra ở dạng tuyết lạnh tới âm  790C dùng để chữa cháy, có 02 tác dụng: làm lạnh và làm ngạt. Dùng CO2 chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là các đám cháy trong buồng kín, trạm điện, động cơ bị cháy.

-         Để dùng CO2 chữa cháy, phải nén CO2 vào bình thép, bình có van đóng mở, vòi hình phiểu.

-         Bảo quản bình ở nơi thoáng mát, để nơi dể thấy, dể lấy. Phải định kỳ kiểm tra.

  MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ PCCC TẠI MỤC TIÊU:

Mỗi một nhân viên khi làm việc ở mục tiêu cần lưu ý những vấn đề sau:

1-     Xem lại phương pháp PCCC, nắm rõ nhiệm vụ của mình, hiểu rõ những việc cần làm khi xảy ra sự cố cháy.

2-     Kiểm tra, phát hiện sơ hở hoặc thiếu xót thì đề xuất khắc phục:

-         Nội qui, việc chấp hành nội quy của Cán bộ, Công nhân viên.

-         Tăng cường kiểm tra vào những thời điểm nhạy cảm như: ngày nghỉ, lể tết, mùa khô, hạn hán,…

-         Kiểm tra, đề xuất trang bị những phương tiện, dụng cụ PCCC.

-         Tích cực tham gia chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra.